Góc nhìn

Tự sự ngành y

đây không phải là bệnh viện mà là một ngôi nhà đầy đủ năng lượng để các cháu có thể vừa trị bệnh,vừa vui chơi”.

Nhớ lại khoảng thời gian trước đây, khi tôi còn ngồi trên ghế nhà trường, ngày ngày đến các bệnh viện để học tập và nâng cao tay nghề. Mọi người thường nói vui và bảo nhau rằng nghề y chúng tôi là nghề “ làm dâu trăm họ”, bởi vì đối tượng mà chúng tôi tiếp xúc là người bệnh,người nhà của người bệnh.Mà người bệnh thì có người này người khác,từ bệnh tình cho đến suy nghĩ,cách ứng xử,thái độ giao tiếp,…Tôi muốn gần gũi, tìm hiểu được tâm tư nguyện vọng của người bệnh và người nhà cũng không phải là chuyện dễ dàng.

Làm nghề Y ngoài tình yêu,lương tâm với nghề còn phải biết lắng nghe,thấu hiểu và nhẫn nại với người bệnh.Nhưng để lắng nghe và thấu hiểu thì lại là điều không dễ dàng gì. Khi đến ca làm việc của mình thì chúng tôi phải chạy đua với thời gian với công việc của mình,khi các công việc xong thì cũng đã đến giờ tan tầm,không còn thời gian để tiếp xúc người bệnh.

Vậy rồi,người hiểu thì thương,người không hiểu thì có thái độ không hợp tác khi gặp những điều chúng tôi không thể đáp ứng được.Khi ấy hầu như các bệnh viện mà tôi theo học tập đều có số lượng người bệnh quá tải đến độ phải nằm ghế bố,hành lang thay cho giường bệnh,các bé nhỏ thì phải nằm giường đôi,giường ba.Tôi nhìn vào những hoàn cảnh đó mà xót xa vô cùng huống chi là những gia đình có người thân phải chịu cảnh như vậy.Vậy rồi những suy nghĩ tiêu cực,trái chiều khiến cho họ thay đổi cách cư xử với nhân viên y tế mặc cho là đúng hay sai.

Khi nhìn vào hoàn cảnh đó, tôi bất chợt có những muộn phiền mà suy nghĩ rằng khi nào ở Việt Nam nơi Tôi muốn theo đuổi nghề sẽ có một bệnh viện vì người bệnh,vì nhân viên mà thay đổi cơ cấu hoạt động,cơ cấu giường bệnh. Chuẩn bị ra trường Tôi được biết có một bệnh viện nhi đạt chuẩn quốc tế sẽ thành lập.Khi đó Tôi nghĩ người bệnh sẽ được thoải mái khi không phải nằm chung giường,nằm ngoài hành lang.Tôi nghe mà vừa mơ ước vừa vui mừng không tả.Tôi vui vì những gì Tôi mong và mơ ước sắp thành hiện thực.

Khi ra trường Tôi đã lập tức nộp đơn xin về công tác tại Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố,chờ đợi,hồi hộp,lo âu rồi cuối cùng Tôi cũng được gọi vào phỏng vấn và chính thức trở thành nhân viên của bệnh viện.Trước đó,Tôi chỉ được nghe về những kế hoạch xây dựng của bệnh viện nhưng khi về làm việc Tôi càng hạnh phúc hơn vì mọi thứ đều được xây dựng đạt chuẩn với những bệnh viện hiện đại của các nước bạn.Càng về sau Tôi lại càng thấy được nhiều sự thay đổi hơn từ hình ảnh bên ngoài đến trang thiết bị và các phòng của bệnh nhân đều được trang hoàng một cách kỹ lưỡng.

Về với bệnh viện,chúng tôi được thay đổi nhiều thứ hơn từ hình thức đến cách ứng xử với người bệnh và người nhà người bệnh.Mỗi một người nhà dẫn bé đi khám bệnh hay nằm điều trị nội trú đều có nụ cười vừa ý và thân thiện với chúng tôi. Điều đó càng làm cho chúng tôi cảm thấy vui và mọi thứ mệt mỏi đều xóa tan,nó góp phần tăng thêm động lực cho chúng tôi làm việc cho dù công việc có lúc bận rộn và mệt nhọc.Các bé khi vào bệnh viện luôn hớn hở với những khu vui chơi nhộn nhịp và đầy sắc màu.

Bỗng một hôm có một cô lớn tuổi là thân nhân của một cháu bé đang nằm điều trị nội trú nói với chúng tôi rằng : “ tự lúc nào trong lòng tôi đã có một cái nhìn khác về bệnh viện,đây không phải là bệnh viện mà là một ngôi nhà đầy đủ năng lượng để các cháu có thể vừa trị bệnh,vừa vui chơi”.Tôi nghe mà thấy vui trong lòng và tự hào khi mình là một phần nhỏ trong bệnh viện.

Cái nhìn của con người luôn được thể hiện ở cái nhìn đầu tiên.Bệnh viện,ngôi nhà thứ hai của tôi đã in sâu vào lòng người bệnh với một cái nhìn tích cực và mới mẻ hơn.Tôi hy vọng mỗi một ngày bệnh viện càng phát triển hơn và mỗi cái hay ở hiện tại luôn được gìn giữ và không mất đi.

ĐD PHẠM NỮ ÁNH HUYỀN – KHOA NỘI HÔ HẤP
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ