Hướng dẫn

Những điều phụ huynh cần biết khi cho con tiêm ngừa

Trẻ em khi chào đời, ngoài kháng thể sẵn có của mẹ bảo vệ cho trẻ, ở những tháng đầu, trẻ còn cần được chủng ngừa để tạo miễn dịch chống lại một số bệnh gây nguy hiểm cho trẻ. Vì thế phụ huynh cần biết những điều sau để chuẩn bị cho trẻ trước khi chủng ngừa.
Đưa con đi tiêm chủng đúng lịch: việc đưa con đi tiêm chủng đúng lịch giúp bé có kháng thể để bảo vệ tối đa với các bệnh dịch nguy hiểm. Nếu bạn đã bỏ qua 1 mũi tiêm, vẫn nên đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm chủng, tránh bỏ sót làm giảm tác dụng của vắc xin.
( lịch tiêm chủng lấy từ sổ khám bệnh)

Chuẩn bị trước tiêm:
+ Mang theo thẻ khám bệnh, sổ sức khỏe của trẻ, đăng ký tại quầy đăng ký, nhận phiếu khám sàng lọc.
+ Cân đo tại quầy cân đo.
+ Điền phiếu khám sàng lọc gồm 8 câu hỏi.
+ Đưa trẻ đến khám sàng lọc tại phòng khám, cung cấp các thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ cho bác sĩ.
+ Thực hiện các thủ tục trước khi cho trẻ tiêm.

Theo dõi sau tiêm:
+ Tại bệnh viện: Để an toàn cho trẻ sau khi tiêm ngừa phụ huynh phải cho trẻ ở lại ít nhất 30 phút sau khi tiêm vaccine để theo dõi các phản ứng sau tiêm. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì phải báo ngay cho bác sĩ khám bệnh hoặc nhân viên phòng tiêm ngừa. Nếu trẻ khỏe mạnh hoàn toàn thì đến quầy cân đo đóng mộc “ Bệnh nhân ổn định sau 30 phút tiêm ngừa” vào sổ và ra về.
+ Tại nhà: Theo dõi tình trạng sức khỏe ít nhất 2 ngày sau tiêm vaccine. Nếu có các biểu hiện như sốt cao trên 39 độ C, co giật, khóc thét, khóc dai dẳng không dứt, khò khè, khó thở, tím tái, nổi mẫn đỏ, sưng to nơi tiêm, phụ huynh đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị đồng thời thông báo cho cơ sở đã tiêm vaccine về trường hợp phản ứng và vaccine này.