Giới thiệu

Giới thiệu khoa Phục hồi chức năng

Giới thiệu tổng quan:
Đầu tháng 9/2017, Khoa  Phục hồi chức năng (PHCN) chính thức triển khai hoạt động tại tầng trệt, cánh A của khu 8 tầng. Khoa phối hợp chặt chẽ với các khoa lâm sàng khác, nhằm phục vụ nhu cầu điều trị toàn diện cho trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận.

Hoạt động PHCN Nhi là hoạt động nhắm làm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của các khiếm khuyết  của cơ thể lên chức năng vận động, nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp, học tập, phát triển và hội nhập xã hội của trẻ em.

Khoa phát triển mở rộng các chuyên ngành sâu về PHCN như Vật Lý trị liệu, Ngôn ngữ trị liệu, Hoạt động trị liệu.

Nhân sự:
Tổng số: 16 người ( 3 Bác sỹ, 1 Điều Dưỡng, 2 Âm ngữ trị liệu, 10 Vật lý trị liệu)
Bác sỹ trưởng khoa: Bs. CK1. Đinh Quang Thanh
Kỹ thuật viên trưởng khoa: CN.VLTL Đỗ Thị Bích Thuận

Cơ sở vật chất:  Diện tích khoa gần 700m2, bao gồm 15 phòng chức năng. Bên cạnh là khu vui chơi rất đẹp và khuôn viên thoáng mát.
– Phòng khám PHCN, lượng giá can thiệp sớm
– Phòng Vật lý trị liệu hô hấp
– Phòng Vận động trị liệu
– Phòng khám và điều trị Âm ngữ Trị liệu
– Phòng Hoạt động Trị liệu
– Phòng làm nẹp và bột
– Phòng Điều hòa cảm giác (Tâm vận động).
– Phòng Thủy trị liệu
– Phòng Điện trị liệu

Chức năng, nhiệm vụ:
Một trong những mục tiêu cụ thể của kế hoạch Quốc gia về phát triển PHCN giai đoạn 2014-2020 ( Kế hoạch đã được bộ Y tế phê duyệt) là 70 % số trẻ em sơ sinh đến  6 tuổi được sàng lọc, phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật. Đây cũng được xem như là một trong những mục tiêu của bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đối với lĩnh vực PHCN của bệnh viện.

Nhiêm vụ của khoa Phục hồi chức năng:

  1. Khám lượng giá và điều trị toàn diện về lĩnh vực PHCN,  thực hiện tại khoa Phục hồi chức năng và tại các khoa lâm sàng khác trong bệnh viện theo mô hình nội trú và ngoại trú.
  2. Tư vấn cho trẻ và gia đình về PHCN, giáo dục và hướng nghiệp.
  3. Hướng dẫn sử dụng dụng cụ trợ giúp cho bệnh nhi.
  4. Tuyên truyền giáo dục sức khỏe phòng ngừa khuyết tật và bệnh tật.
  5. Làm đầu mối của các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng.
  6. Tham gia đào tạo giảng dạy cho sinh viên, học viên từ các cơ sở y tế, trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật, trường học trong toàn quốc. Đào tạo nâng cao nghiệp vụ các cán bộ của khoa.
  7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về PHCN, tranh thủ sự giúp đỡ của những chuyên gia nước ngoài và  tổ chức Handicap International trong việc xây dựng phác đồ, đào tạo chuyên môn, nâng cao năng lực cho các bộ PHCN cũng như hỗ trợ trẻ em khuyết tật được tiếp cận với kỹ thuật PHCN tiên tiến.

Đối tượng can thiệp:
– Bại não, tật nứt đốt sống
– Vẹo cổ, vẹo cột sống
– Chân khoèo, bàn chân bẹt, cứng đa khớp bẩm sinh, chân xoay trong, ngắn chi…
– Sau phỏng, sẹo lồi, co rút biến dạng khớp
– Sau tháo bột, nẹp gãy xương
– Liệt mặt, tổn thương thần kinh ngoại biên
– Liệt đám rối thần kinh cánh tay
– Trẻ sanh non, sanh ngạt, vàng da nhân
– Hội chứng Down, sau viêm não/viêm màng não/hội chứng Guillain Barré,…
– Trẻ có các dấu hiệu co gồng chi, chậm phát triển vận động

CAN THIỆP ÂM NGỮ TRỊ LIỆU
– Khó khăn trong việc ăn, uống ở bất kỳ độ tuổi nào. Ví dụ: khó bú, khó nuốt, chậm biết nhai, chảy nước dãi nhiều.
– Không giao tiếp mắt ở bất kỳ tuổi nào
– Tự kỷ
– Chậm nói, chậm hiểu
– Nói không rõ, nói ngọng
– Nói cà lăm (nói lắp)
– Nghe kém, điếc có đeo máy hay cấy ốc tai
– Trẻ bị chẻ vòm, sứt môi chẻ vòm
– Trẻ có khó khăn đọc viết
– Trẻ có các dấu hiệu bất thường hoặc chậm trong việc phát triển ngôn ngữ và nhận thức

KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ