Chất lượng bệnh viện

CODE WHITE và Vấn nạn bạo hành nhân viên y tế

Gần đây, tần suất bạo hành nhân viên y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh ở Việt Nam ngày càng nhiều, có những vụ hết sức nghiêm trọng, thậm chí người nhà bệnh nhân giết chết bác sĩ.

Ngày 20/10, chị Trần Thị Thanh Hải, Phó trưởng Trạm Y tế xã Hương Lâm, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, khi đang trong ca trực thì bị Hoàng Xuân Hải dùng dao chém nhiều nhát vào người. Hậu quả là chị Hải bị đa chấn thương, phải đưa đi cấp cứu.

Tiếp đó ngày 23/10, tại Quảng Bình, bác sĩ Trần Thanh Sơn đang trong ca trực cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba, đã bị người nhà bệnh nhân xông vào đánh khiến bác sĩ này bất tỉnh, chảy máu vùng mắt và phải cấp cứu.

Bác sĩ Sơn Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba – Đồng Hới bị bệnh nhân hành hung đến rách giác mạc- nguồn báo Dân Trí.
Bác sĩ Sơn Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba – Đồng Hới bị bệnh nhân hành hung đến rách giác mạc- nguồn báo Dân Trí.

Ở Mỹ, nơi mà dịch vụ y tế có thể nói là vô cùng chuyên nghiệp, vậy mà từ năm 2000 đến năm 2011 đã có hơn 150 vụ bắn súng trong bệnh viện, từ năm 2011 đến năm 2013, mỗi năm có từ 16.478 đến 18.966 vụ tấn công gây thương tích cho nhân viên y tế. Đỉnh điểm là hồi tháng 1 năm 2015, một thân nhân bệnh nhân đã vào bệnh viện ở Boston, bắn chết bác sĩ phẫu thuật tim cho mẹ mình.

Code white
Quy trình hành động khi có bạo hành nhân viên y tế, đang được triển khai tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố.

Nguyên tắc trong phòng chống bạo hành:

  1. Ưu tiên các biện pháp phòng ngừa nguyên phát
  2. Khi xảy ra bạo hành, thứ tự ưu tiên bảo vệ: nhân viên y tế, người bệnh, tài sản
  3. Nhân viên y tế gặp sự cố là người kích hoạt CODE WHITE và không nên chần chừ
  4. Không làm tình hình leo thang
  5. Lực lượng an ninh chịu trách nhiệm chính trong kiểm soát tình hinh
  6. Môi trường CODE WHITE chỉ kết thúc khi nhân viên y tế được chăm sóc sau sang chấn
  7. Thực hiện nghiêm túc phòng ngừa thứ phát với những khách hàng là đối tượng nguy cơ cao
  8. Tiến hành huấn luyện kỹ nang tự bảo vệ và diễn tập tình huống định kỳ hàng năm bắt buộc với tất cả nhân viên y tế và lực lượng an ninh

Phòng ngừa bạo hành: là thực hiện các hành động dự phòng để không cho các hành vi bạo hành xảy ra

  • Phòng ngừa nguyên phát: là thực hiện các hành động phòng ngừa chung đối với mọi đối tượng đến Bệnh viện;
  • Phòng ngừa thứ phát: là thực hiện các hành động giám sát các đối tượng nguy cơ cao hoặc các khách hàng đã từng có hành vi bạo hành từ cấp độ 2 trở lên khi họ quay trở lại Bệnh viện nhằm ngăn chặn triệt để sự tái diễn của hành vi bạo hành;

Phân loại về đối tượng nhằm giúp quy trình CODE WHITE được thực hiện nhanh chóng và bảo vệ nhân viên y tế trước vấn nạn bạo hành

  • Đối tượng nguy cơ cao:
  • Đối tượng đã từng gây rối tại bệnh viện và bị lưu tên váo hệ thống quản lý
  • Đối tượng có tiền án, tiền sự theo thông tin công an địa phương cung cấp
  • Đối tượng nghi ngờ sử dụng chất kích thích, nghi ngờ mang theo vũ khí, hơi thở có mùi bia rượu
  • Đối tượng nguy cơ trung bình: đối tượng nghi ngờ theo đánh giá của lực lượng an ninh.
  • Đối tượng có nguy cơ: đối tượng khó trao đổi, đối thoại và dễ kích động.

Nhân viên y tế bị bạo hành đóng vai trò trung tâm và là người kích họat quy trình CODE WHITE khi có xảy ra vấn nạn bạo hành trong môi trường y tế. Đầu tiên nhân viên y tế gặp sự cố sẽ tiến hành ngay 03 bước tự bảo vệ bản thân:
Giữ khoảng cách an toàn ít nhất 2 sải tay
Nhanh chóng xác định lối thoát hiểm: khi nhận thấy đối tượng đứng giữa mình và lối thoát hiểm, nếu có thể, hãy thay đổi vị trí
Rời khỏi hiện trường: khi tình hình đã ngoài tầm kiểm soát, hãy rời khỏi hiện trường và tìm đến nơi an toàn

CÁC CẤP ĐỘ BẠO HÀNH
Cấp 1: Đôi tượng bạo hành có ngôn ngữ thô bạo
Cấp 2: Đối tượng có hành vi đe dọa sử dụng vũ lực
Cấp 3: Đối tượng hành hung nhân viên y tế

Khi CODE WHITE được kích hoạt

CÁC MỨC ĐỘ HÀNH ĐỘNG:

  1. Hộ tống nhân viên y tế
  2. Cách ly đối tượng bạo hành nhân viên y tế
  3. Can thiệp với lực lượng an ninh

BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THANHF PHỐ